Vào cuối thế kỉ 14 nhà Trần bấy giờ đã sa sút, Hồ Quý Ly dần dần nắm
quyền kiểm soát cả triều đình, dùng những biện pháp thanh trừng những
đại thần trung thành với triều Trần. Hồ Quý Ly lên ngôi vua vào năm
1400, đặt quốc hiệu Việt Nam là Đại Ngu, ông thực hiện rất nhiều cải tổ
trong hệ thống chính trị và xã hội lúc bấy giờ.
Nhưng do thực hiện quá
nhiều sự thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được các cựu thần nhà
Trần và dân chúng ủng hộ, thêm tình hình kinh tế xã hội hoàn toàn suy
yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọn
Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài phù
Trần diệt Hồ, nhà Minh mang quân sang xâm lược Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh
chóng tsụp đổ hoàn toàn vào khoảng giữa năm 1407.
Nước Đại Ngu lúc này
bị tiêu diệt hoàn toàn và bị sát nhập lãnh thổ vào Trung Quốc. Việt Nam
bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ. 1407 nước Đại Ngu bị tiêu diệt và sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh (Trung Quốc)
Khởi Nghĩa Lam Sơn
Vào năm 1418 Lê Lợi và các hào kiệt phất cờ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
tại vùng miền núi Thanh Hóa, ông tự xưng là Bình Định Vương, kêu gọi
người dân Việt Nam đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh
cứu nước. Lúc này lãnh thổ đất Việt chỉ còn Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ
Xuân tỉnh Thanh Hóa. năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành lại được vùng lãnh thổ nay thuộc Huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh HóaVào năm 1424 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu tiến vào phía Nam và
dành được những thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1425, Lê Lợi đã làm
chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào Năm 1425 Lê Lợi đã làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào
Nhà Hậu Lê
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi đã thống nhất được toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam. Lê Lợi lên ngôi vào năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ,
chính thức dựng lên nhà Hậu Lê. Do chiến công hiển hách đánh bại quân
Minh dành lại quyền tử chủ cho người Việt, ông trở thành một vị anh hùng
dân tộc trong lịch sử Việt Nam, tên tuổi được lưu truyền đến ngàn đời
sau Nước Đại Việt dành lại quyền tử chủ năm 1428Năm 1471 vua Lê Thánh Tông mang 20 vạn quân nam tiến đánh vào kinh đô
Vijaya ( đất Bình Định ngày nay) nước Chiêm Thành, kinh đô Vijaya của
Chiêm Thành thất thủ. Vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm
Thành vào Đại Việt (ngày nay bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định).
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông sát nhập thêm vùng đất phía bắc của Chiêm ThànhNăm 1478, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man, vua Lê Thánh
Tông đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây của Thanh Hóa, phía
tây Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Đại Việt Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1479
Giai đoạn Nam – Bắc triều
Khoảng đầu kỷ 16, nhà Hậu Lê lúc này đã bắt đầu suy yếu. Một võ tướng
nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy, dần dần nắm
lấy quyền hành triều Lê. Mạc Đăng Dung đánh dẹp các lực lượng chống đối
nhà hậu Lê và đến 1527 thì phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc. Lúc này có một võ tướng cũ của nhà Lê, là Nguyễn Kim lập một người
dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Lào ngày
nay), tức vua Lê Trang Tông. Sau nhiều lần tổ chức tấn công ngược về Đại
Việt không thành công, mãi tới năm 1539, Nguyễn Kim mới chiếm được
huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa; sang năm sau tiến vào đất Nghệ An. Nhà Hậu
Lê bắt đầu xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt. Nguyễn Kim chiếm lại được huyện Lôi Dương ở Thanh HóaNăm 1540 Nhà Hậu Lê xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại ViệtNăm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết.
Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1554, Trịnh Kiểm lập hành dinh tại quê hương Biện Thượng, sau đó
điều quân đánh Thuận Hóa. Khi quân Lê – Trịnh tiến vào phía nam, các
quan lại nhà Mạc và các hào trưởng địa phương phần lớn đi theo. Tướng
Mạc ở Thuận Hóa là Hoàng Bôi mang quân ra đánh bị tử trận. Quân Mạc bị
đánh tan, nhà Lê – Trịnh lấy lại được Thuận Hóa và Quảng Nam. Toàn bộ lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 nửa: từ Ninh Bình trở
ra trong tay nhà Mạc, từ Thanh Hóa trở vào trong tay nhà Lê – Trịnh Năm 1554 lãnh thổ Đại Việt bị chia làm 2 nửa nhà Mạc phía Bắc, nhà Lê – Trịnh phía Nam
Nguyễn Hoàng xây dựng cơ đồ mở mang bờ cõi Đại Việt
Năm 1569, Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim và là em vợ của
Trịnh Kiểm ra Thanh Hóa yết kiến vua Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp
Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thái sư lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh
Kiểm rất hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Nguyễn
Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận
Hóa. Lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa. Năm 1569 Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân cai quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận HóaNăm 1611, do quân Chăm Pa tiếp tục quấy nhiễu vùng biên giới Hoa Anh,
Nguyễn Hoàng đã sai Văn Phong đi dẹp, quân Chăm Pa nhanh chóng bị đánh
bại trước lực lượng của chúa Nguyễn. Vua Po Nit của Chăm Pa phải rút
quân xuống phía Nam đèo Cả. Sau đó vùng đất Hoa Anh này được lập thành
phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa vàĐồng Xuân, giao cho Lương Văn Chánh
làm tham tướng, Văn Phong làm lưu thủ. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành
Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần
đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa. Diện tích 2
xứ Thuận Quảng rộng khoảng 45000 km² Năm 1611 đất họ Nguyễn đã trải dài đến vùng cực nam Phú Yên
Trịnh – Nguyễn phân tranh
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm
Thành. Lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Vùng phía Đông sông đến địa đầu
Phú Yên (vùngKauthara) đặt dinh Thái Khang. Phần phía Tây sông (vùng
Panduranga) vẫn thuộc về Chăm Pa. Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần chiếm được vùng Khánh Hòa của Chiêm ThànhNăm Mậu Tuất (1658) vua nước Chân Lạp mất rồi, chú cháu tranh nhau
ngôi vị, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền
sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai)
bắt được vua nước ấy là Nặc-Ông-Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ,
rồi tha cho về nước, bắt phải triều-cống và phải bênh vực người Việt
sang làm ăn ở bên ấy. Năm 1658 người Việt đã xuất hiện ở vùng đất Đồng Nai ngày nayNăm KỷTỵ (1679) có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn
(Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao,
châu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên,
phó-tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân
cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn
khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (tức là đất Gia
Định). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai), ở Mỹ
Tho (thuộc Tiền Giang), ở Ban Lân (thuộc Đồng Nai) rồi cày ruộng làm nhà
lập ra phường phố Lúc này nhà Mạc ở phía bắc đã bị tiêu diệt hoàn toàn Lãnh thổ Đại Việt Năm 1679Năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm
và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn
Thuận Thành nay là vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay, tuy nhiên
chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho
đến năm 1832. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm ThànhNăm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập
đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là
thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn
(quận sở nay gần Tân Đồn). Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam
Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình nhà Lê bắt và giết. Triều đình
đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang, từ đó dòng dõi “Chúa Bầu” chấm dứt. Lãnh
thổ chúa Bầu chính thức sáp nhập vào đất nhà Lê-Trịnh Năm 1708, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất Hà
Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn, chúa Nguyễn
phong chức Tổng binh cai quản Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong
lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo
trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và
kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704,Phú Quốc từ năm 1708 và
quần đảo Trường Sa từ năm 1711 Lãnh thổ Đại Việt năm 1708 khai phá đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nayVào năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú (Chúa Ninh) nhận đất dâng từ
vua nước Chân Lạp là Satha (Nặc Tha), lãnh thổ Đại Việt được mở
rộng thêm hai vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh
Long). bản đồ lãnh thổ Việt Nam năm 1732Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con trai của Mạc Cửu) khai phá thêm
vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ (của Chân Lạp) sát nhập những khu
vực này vào lãnh thổ phía Đàng Trong. Từ 1736 – 1739 Lãnh thổ Việt Nam mở rộng đến tận mũi Cà Mau như ngày nayNăm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị
chúa Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương đánh bại đã dâng vùng đất Tân An,
Gò Công (Long An, Tiền Giang ngày nay) để cầu hòa Năm 1755 sát nhập thêm Long An và Tiền Giang vào Lãnh thổ Đại ViệtNăm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng 2 xứ Preah
Trapeang và Basac (vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng) để được chúa Nguyễn
Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn
Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước
sự tấn công của Xiêm La (Thái Lan), vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày
nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúa Nguyễn. Riêng Mạc Thiên Tứ, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm,
Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy
dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao
cho họ Mạc cai quản. Bản đồ lãnh thổ Việt Nam vào năm 1757(https://lichsunuocvietnam.com/ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-phan-2)
No comments:
Post a Comment