Thursday, April 12, 2018

Học Giả PHẠM QUỲNH

Phạm Quỳnh và Nam Phong

Nhà văn  Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh (1892 – 1945)

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”
Đó là câu nói hàm súc và hay nhất khi đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật lớn lao của tác phẩm này từ một học giả Việt Nam. Câu nói này không những bao hàm một am hiểu sâu xa, một nhìn nhận nghệ thuật về Truyện Kiều – một áng văn chương tuyệt tác có một không hai của nền văn học nước ta – mà còn nói lên một tinh thần yêu nước cao độ và rất sâu sắc. Trong câu nói này, ta còn thấy được người phát ngôn đã đánh giá cao và đúng vai trò của văn hoá, nhất là văn học trong sự sống còn của một tộc người sống trong nền văn hoá đó. Ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích nữa từ quan điểm này trong thời kì hiện nay lúc mà đang có rất nhiều lời kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc trước cao trào hội nhập và toàn cầu hoá. Vì sao truyện Kiều còn thì tiếng ta còn? Vì sao tiếng ta còn thì nước ta còn? Đó là những vấn đề rất thời thượng. Nhưng trước hết, học giả này là ai?

Friday, April 6, 2018

Phan Châu Trinh, người đi trước thời đại

nhanvat phanctrinh
Phan Châu Trinh đỗ cử nhân năm 1900, đỗ phó bảng năm 1901, ra làm quan năm 1903. Năm sau (1904), PCT đột ngôt từ quan, trở về đời sống thường dân, hoạt động văn hóa chính trị tự do. Đây là một quyết định hết sức táo bạo, đi trước thời đại, vì lúc đó, đỗ đại khoa, ra làm quan, là ước mơ của nhiều người để được công danh phú quý.

Năm 1904, PCT cùng một số thân hữu mở ra phong trào duy tân, công khai, bất bạo động, không thông qua triều đình, mà vận động trực tiếp với dân chúng, theo chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Vận động duy tân công khai trực tiếp với dân chúng, cũng là một điểm mới lúc bấy giờ.

Mở đầu việc khai dân trí, PCT hô hào bỏ chữ Nho, bỏ lối thi cử cổ điển, chuyển qua dùng quốc ngữ, vì quốc ngữ dễ học, dễ phổ biến, có thể dùng làm phương tiện nhằm mở mang dân trí, phát triển đất nước.