Friday, March 16, 2018

Tài liệu về Ải Nam Quan Ngày xưa

 Ải Nam Quan

Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh





Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
"Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

“…Tiếng nói của dân tộc đã được hình thành theo nhịp phát triển của dân tộc. Tiếng Việt Nam đã có một nguồn gốc rất lâu đời và sự tiến hóa của tiếng nói này cũng đã phải tùy thuộc theo số phận nổi chìm của dân tộc…”
tiengviet01
Đến ngày nay, những tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học đều xác nhận rằng Tổ Tiên người Việt Nam đã hiện diện hàng thiên niên kỷ trước Tây lịch trên lãnh thổ mà ngày nay được gọi là Bắc phần Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có gốc nguồn xa xưa nhất trên hoàn cầu.
  Tiếng nói của người Việt Nam đã được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm gắn liền với lịch sử dân tộc. Nhờ được sinh sống trên đất Tổ, người Việt Nam ngày xưa đã có thể hình thành được một ngữ hệ dân tộc vững chắc, hòng sau đó tuy bị gần ngàn năm Bắc thuộc, vẫn bảo tồn được tiếng nói của mình.