Saturday, January 7, 2017

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX

Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại kí tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thiện, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.

truongvinhky
Trương Vĩnh Ký trong một lớp truyền bá chữ quốc ngữ

Khi mới đặt chân tới Tourane (Đà Nẵng) vào năm 1624, cha Đắc Lộ đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, nói như “chim hót” và đã từng nghĩ không thể nào học được tiếng nói này. Sau này, chính ông là người đã hệ thống hóa và phổ biến loại chữ viết La tinh, vừa dễ học vừa nhanh hơn so với chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được hoàn thiện như ngày nay là nhờ vào công sức của cha Bá Đa Lộc trong khoảng cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.

Bí ẩn bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại và Làng rừng

Ngày nay du khách vẫn có thể tận mắt thấy dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

   

Bí ẩn cọc Bạch Đằng và Làng rừng (Nguồn: Khám phá Việt Nam YouTube)

 
  Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa