Sunday, October 28, 2018

Ải Nam Quan ngày xưa của Cha Ông nước Việt không còn nữa

Những bức ảnh của tác giả Chân Mây trong tập ảnh “Ô Nhục Ải Nam Quan” là những tài liệu lịch sử vô cùng giá trị. Chúng nói lên sự bán nước trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam.
Xem hình mà bồi hồi, quặn thắt, một nỗi ray rứt thức dậy trong hồn. Cám ơn tác giả Chân Mây đã cung cấp những dữ kiện cho ngàn đời sau biết được những gì xẩy ra cho dân tộc hôm nay, để không quên tội ác của tập đoàn Việt gian phản quốc Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc.Xin trân trọng giới thiệu tập ảnh “Ô Nhục Ải Nam Quan” của tác giả Chân Mây đến cùng quý độc giả trong ngoài nước.

Thursday, September 13, 2018

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh – Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”

Một dân tộc sau 20 năm chịu cảnh nô lệ, thế nhưng sau khi giành được chiến thắng đã đại nghĩa tha chết cho hơn 10 vạn đội quân của triều đình phương Bắc đã từng đô hộ mình. Không chỉ thế dân tộc đó còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền cũng như lương thực đầy đủ để đội quân này về nước.
Tấm lòng đại nhân đại nghĩa ấy tưởng như chỉ là chuyện hoang đường, nhưng đã được người dân Đại Việt thực hiện, khiến kẻ xâm lăng chỉ có thể cảm kích đến chảy nước mắt, dù nhục nhã thua trận vẫn chỉ có thể cúi đầu tâm phục khẩu phục. Đó chính là cái kết “đại nghĩa” và “chí nhân” mà Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Tha chết cho 10 vạn giặc Minh - Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”
Nguyễn Trãi và Đại Cáo Bình Ngô. (Tranh qua thoibao.today)

Bối cảnh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra bắt đầu từ năm 1418. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các nghĩa quân nhiều lần phải rút về núi Chí Linh trước sức mạnh của quân Minh.

Monday, July 9, 2018

Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ

Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ.
Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.

Cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có được người Việt này

Cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có được người Việt này











Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ảnh minh họa)
Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm – Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm.

Đó là câu đối chưa biết tên tác giả mà cố giáo sư Lưu Trung Khảo đọc trong một buổi ra mắt sách tại Hoa Kỳ.

Thursday, April 12, 2018

Học Giả PHẠM QUỲNH

Phạm Quỳnh và Nam Phong

Nhà văn  Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh (1892 – 1945)

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”
Đó là câu nói hàm súc và hay nhất khi đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật lớn lao của tác phẩm này từ một học giả Việt Nam. Câu nói này không những bao hàm một am hiểu sâu xa, một nhìn nhận nghệ thuật về Truyện Kiều – một áng văn chương tuyệt tác có một không hai của nền văn học nước ta – mà còn nói lên một tinh thần yêu nước cao độ và rất sâu sắc. Trong câu nói này, ta còn thấy được người phát ngôn đã đánh giá cao và đúng vai trò của văn hoá, nhất là văn học trong sự sống còn của một tộc người sống trong nền văn hoá đó. Ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích nữa từ quan điểm này trong thời kì hiện nay lúc mà đang có rất nhiều lời kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc trước cao trào hội nhập và toàn cầu hoá. Vì sao truyện Kiều còn thì tiếng ta còn? Vì sao tiếng ta còn thì nước ta còn? Đó là những vấn đề rất thời thượng. Nhưng trước hết, học giả này là ai?

Friday, April 6, 2018

Phan Châu Trinh, người đi trước thời đại

nhanvat phanctrinh
Phan Châu Trinh đỗ cử nhân năm 1900, đỗ phó bảng năm 1901, ra làm quan năm 1903. Năm sau (1904), PCT đột ngôt từ quan, trở về đời sống thường dân, hoạt động văn hóa chính trị tự do. Đây là một quyết định hết sức táo bạo, đi trước thời đại, vì lúc đó, đỗ đại khoa, ra làm quan, là ước mơ của nhiều người để được công danh phú quý.

Năm 1904, PCT cùng một số thân hữu mở ra phong trào duy tân, công khai, bất bạo động, không thông qua triều đình, mà vận động trực tiếp với dân chúng, theo chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Vận động duy tân công khai trực tiếp với dân chúng, cũng là một điểm mới lúc bấy giờ.

Mở đầu việc khai dân trí, PCT hô hào bỏ chữ Nho, bỏ lối thi cử cổ điển, chuyển qua dùng quốc ngữ, vì quốc ngữ dễ học, dễ phổ biến, có thể dùng làm phương tiện nhằm mở mang dân trí, phát triển đất nước.

Friday, March 16, 2018

Tài liệu về Ải Nam Quan Ngày xưa

 Ải Nam Quan

Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh





Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
"Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

“…Tiếng nói của dân tộc đã được hình thành theo nhịp phát triển của dân tộc. Tiếng Việt Nam đã có một nguồn gốc rất lâu đời và sự tiến hóa của tiếng nói này cũng đã phải tùy thuộc theo số phận nổi chìm của dân tộc…”
tiengviet01
Đến ngày nay, những tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học đều xác nhận rằng Tổ Tiên người Việt Nam đã hiện diện hàng thiên niên kỷ trước Tây lịch trên lãnh thổ mà ngày nay được gọi là Bắc phần Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có gốc nguồn xa xưa nhất trên hoàn cầu.
  Tiếng nói của người Việt Nam đã được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm gắn liền với lịch sử dân tộc. Nhờ được sinh sống trên đất Tổ, người Việt Nam ngày xưa đã có thể hình thành được một ngữ hệ dân tộc vững chắc, hòng sau đó tuy bị gần ngàn năm Bắc thuộc, vẫn bảo tồn được tiếng nói của mình.